Xây nhà có tầng hầm là một lựa chọn phổ biến hiện nay bởi những ưu điểm của nó, không chỉ giúp tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà, tạo không gian để xe, kho chứa đồ, vừa tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi quyết định lựa chọn và thi công tầng hầm.
Xây nhà có tầng hầm – lựa chọn cho không gian sống hiện đại
Xây nhà có tầng hầm là gì?
Nhà có tầng hầm
Xây nhà có tầng hầm là việc đào sâu một phần hoặc toàn bộ diện tích đất dưới mặt đất để tạo ra một không gian ở hoặc làm việc bên dưới mặt đất. Tầng hầm có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: gara, phòng lưu trữ, phòng giải trí… Các trung tâm thương mại, khách sạn lớn thường xây dựng hầm với nhiều tầng khác nhau để phục vụ nhu cầu để xe.
Nhà bán tầng hầm
Trong khi đó, nhà bán tầng hầm là một ngôi nhà được xây dựng trên một tầng hầm bán. Tầng hầm bán là một tầng hầm được xây dựng một phần trên mặt đất và một phần dưới mặt đất. Tầng hầm bán thường được sử dụng để làm gara, phòng giải trí hoặc phòng ngủ. Hiện nay, nhà bán hầm được bắt gặp phổ biến khi thi công nhà phố.
Nhà bán hầm trong thi công nhà phố
Có nên xây nhà có tầng hầm không?
Việc có nên xây nhà có tầng hầm hay không phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Gia chủ nên cân nhắc kỹ cả ưu và nhược điểm để đưa ra quyết định phù hợp với mong muốn và khả năng của gia đình.
Ưu điểm
Tăng diện tích sử dụng
Tầng hầm có thể cung cấp thêm không gian cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt là trong trường hợp diện tích đất hạn chế, việc xây dựng tầng hầm sẽ giúp tối ưu hóa không gian sử dụng. Xây nhà có tầng hầm giúp gia đình sở hữu thêm một không gian lưu trữ, phòng chứa đồ, phòng gym, phòng karaoke, phòng xem phim, hay phòng làm việc riêng tư mà không chiếm diện tích sàn của tầng trệt hoặc các tầng cao.
An toàn
Tầng hầm có thể giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như gió bão, lũ lụt hoặc động đất. Việc xây dựng tầng hầm sẽ giúp gia tăng độ bền và an toàn cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời tài sản của bạn cũng được bảo vệ khỏi thời tiết hay trộm cắp.
Nhà có tầng hầm giúp mở rộng không gian
Tăng tính thẩm mỹ
Xây nhà có tầng hầm phù hợp với các kiến trúc hiện đại, đem lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và sự hiện đại cho căn nhà.
Nhược điểm
Tốn kém chi phí
Xây nhà có tầng hầm thường đắt hơn so với xây nhà không có tầng hầm. Việc đào sâu và xây dựng tầng hầm sẽ tốn kém chi phí, đặc biệt là trong trường hợp đất nền có tính chất khó khai thác hoặc cần phải tháo dỡ các công trình cũ.
Điều kiện kỹ thuật
Việc xây dựng tầng hầm yêu cầu đội ngũ nhân sự có kiến thức kỹ thuật và kỹ năng cao để có thể xử lí và khắc phục các vấn đề trong thi công. Ngoài ra, gia cố công trình nhà liền kề bằng hệ thống cừ, văng chống cũng là một yêu cầu bắt buộc khi thi công tầng hầm.
Đội ngũ nhân sự có chuyên môn xử lí các vấn đề về tầng hầm
Vấn đề liên quan tới đường nước
Tầng hầm có thể bị thấm nước, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và cấu trúc. Điều này đặc biệt quan trọng khi xây dựng tầng hầm ở các khu vực có độ ẩm cao hoặc gần các nguồn nước ngầm.
Hạn chế ánh sáng và thông gió
Nhà có tầng hầm thường không có ánh sáng tự nhiên và thông gió tốt, do đó cần sử dụng nhiều đèn nguồn sáng nhân tạo và hệ thống hút gió để đảm bảo điều kiện sống và làm việc tốt trong tầng hầm.
Quy định khi xây dựng nhà có tầng hầm
Trước khi quyết định xây dựng nhà có tầng hầm, bạn cần tìm hiểu và tuân thủ các quy định của địa phương. Một số quy định chung khi xây dựng nhà có tầng hầm bao gồm:
Độ sâu tối đa của tầng hầm:
Theo quy định của Bộ Xây dựng, độ sâu tối đa của tầng hầm không được vượt quá 3 lần chiều cao của tầng trệt.
Khoảng cách giữa các tầng hầm:
Tầng hầm phải có khoảng cách tối thiểu 1,5m với các tầng hầm khác, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
Xây dựng tầng hầm cần tuân thủ quy định của Bộ Xây Dựng
Độ cao của tầng hầm
Theo quy định của Bộ Xây Dựng, chiều cao tối thiểu khi thiết kế thi công tầng hầm cho nhà phố, biệt thự là 2,2m trở lên và chiều cao đường dốc cũng phải từ 2,2m trở lên
Độ dốc của tầng hầm
Theo quy định, độ dốc tầng hầm và tầng bán hầm của công trình xây dựng được quy định không vượt quá 15 – 20% so với chiều sâu của tầng hầm. Chiều cao được tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc. Tuân thủ quy định về độ dốc trong thi công tầng hầm giúp các phương tiện lưu thông thuận tiện và an toàn, đặc biệt là các loại xe ô-tô có gầm thấp. Đối với tầng hầm có dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13% và dốc thẳng là 15%.
>>> Xem thêm kinh nghiệm và các quy định xây nhà TẠI ĐÂY
03 hạng mục nhất định phải có khi thi công tầng hầm nhà phố
Thiết kế
Ví dụ bản thiết kế nhà có tầng hầm
Bản thiết kế cung cấp các thông tin chi tiết về cấu trúc, vật liệu, hệ thống chống lực, và các yếu tố khác để quá trình thi công diễn ra đúng quy định kỹ thuật xây tầng hầm. Có thiết kế, chủ đầu tư có thể tối ưu công năng, chi phí và đảm bảo được tính ổn định, an toàn của cả công trình.
Hệ thống cừ – văng chống
Thi công tầng hầm có thể xảy ra rủi ro sụt lún đất móng nhà bên cạnh, dẫn đến lún, nứt tường, sụt nền, nghiêng nhà, thậm chí sập nhà bên cạnh. Vì vậy, ép cừ cẩn trọng, kết hợp hệ thống văng chống thép chắc chắn để gia cố công trình liền kề với công trình thi công là hạng mục tuyệt đối không thể bỏ qua.
Xây dựng hệ thống cừ – văng chống, bước không thể thiếu khi thi công tầng hầm
Hệ thống chống thấm
Tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất, chịu sự ảnh hưởng của thẩm thấu nước. Nếu không chống thấm tốt, lâu dài có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và bền vững của nhà phố.
Lưu ý khi thiết kế nhà có tầng hầm
Khi thiết kế và xây dựng nhà có tầng hầm, bạn cần lưu ý các yếu tố sau đây để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho ngôi nhà của mình:
Chọn địa điểm xây dựng phù hợp
Địa chất đất nền tốt, không bị sạt lở, ngập úng là điều kiện cần thiết để xây dựng tầng hầm.
Vị trí và hướng của tầng hầm
Vị trí, hướng hầm có ảnh hưởng đến ánh sáng, độ thoáng khí của hầm
Vị trí và hướng của tầng hầm sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng và tiện ích của ngôi nhà. Để tầng hầm được thông thoáng và ánh sáng tự nhiên nên chọn vị trí nằm ở phía Tây hoặc Nam của ngôi nhà. Nếu có thể, hãy thiết kế các cửa sổ hoặc cửa ra vào để tầng hầm có thể tiếp nhận ánh sáng và không khí từ bên ngoài.
Kết cấu và vật liệu
Việc chọn kết cấu và vật liệu cho tầng hầm cũng rất quan trọng, cần lưu ý đến tính chất của đất nền và độ sâu của tầng hầm để chọn các vật liệu phù hợp. Nếu đất nền có tính chất dễ bị thấm nước thì nên lựa chọn các vật liệu chống thấm như xi măng chống thấm hoặc sơn chống thấm.
Hệ thống thoát nước
Điều quan trọng khi xây dựng tầng hầm là hệ thống thoát nước, cần thiết kế và lắp đặt các hệ thống thoát nước hiệu quả để đảm bảo tầng hầm luôn khô ráo và không bị ngập nước trong trường hợp mưa lớn hoặc lũ lụt.
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Nghiên cứu và chọn lựa được đơn vị giàu kinh nghiệm sẽ giúp gia chủ khắc phục được hầu hết các vấn đề liên quan đến xây nhà có tầng hầm và đảm bảo chất lượng công trình.
Chọn được đơn vị uy tính là giải quyết được 50% vấn đề
TIDIARC tự hào là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, đã và đang thực hiện hàng trăm dự án lớn, nhỏ từ Bắc vào Nam, trong đó có chuỗi biệt thự Vinhome Riverside, tổ hợp nghỉ dưỡng Flamingo, chuỗi khách sạn cao cấp Phố cổ Hà Nội…. cùng nhiều công trình nhà ở tư nhân khác. Với Bộ Quy trình Thi công & Giám sát chuẩn Dự án Cao cấp và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến các công trình chất lượng, thẩm mỹ nhất tới khách hàng.
Mọi nhu cầu về thiết kế hoặc thắc mắc về các vấn đề trong thi công xây dựng, mời quý khách hàng tham khảo thêm tại mục DỊCH VỤ hoặc liên hệ trực tiếp với TIDIARC để nhận tư vấn và báo giá chi tiết.
TIDIARC – Đem quy trình thi công và giám sát chuẩn dự án cao cấp vào ngôi nhà của bạn.
THẠC SĨ/ KỸ SƯ TRẦN HẢI SƠN
Tôi là Trần Hải Sơn - Founder/CEO của Công ty Kiến trúc & Xây dựng Thời Đại TIDI CONS. Với kinh nghiệm 14 năm trong lĩnh vực xây dựng và 11 năm điều hành công ty thực hiện hàng trăm dự án quy mô lớn, độ phức tạp cao, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các Quý chủ đầu tư.