Hướng dẫn cúng động thổ xây nhà chi tiết nhất

Việc chuẩn bị lễ động thổ trước khi xây nhà không chỉ là một truyền thống văn hóa, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với người Việt. Theo quan niệm dân gian, cúng động thổ đánh dấu sự khởi đầu của việc xây dựng ngôi nhà mới. Đồng thời là cách để bảo vệ gia chủ khỏi các tai họa và mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình. 

lễ động thổ

Động thổ – khởi công là một nghi lễ quan trọng

Cúng động thổ xây nhà là gì?

Lễ động thổ xây nhà là nghi thức tâm linh quan trọng được thực hiện trước hoặc đồng thời với lễ khởi công xây dựng nhà ở. Theo quan niệm dân gian, mỗi mảnh đất đều có vị thần thổ địa cai quản. Cúng động thổ là dịp để gia chủ báo cáo với thổ địa về việc xây dựng nhà cửa, xin phép được động thổ và cầu mong sự phù hộ cho công trình được diễn ra thuận lợi.

>>> Xem thêm Tầm quan trọng của lễ động thổ TẠI ĐÂY

Mâm lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng theo cách riêng, tùy thuộc vào khả năng kinh tế, tín ngưỡng và phong thủy của mình. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mâm cúng cần sự tỉ mỉ và chu đáo vì điều này ảnh hưởng đến sự thuận lợi và suôn sẻ trong quá trình xây dựng ngôi nhà.

lễ động thổ

Đảm bảo sự tỉ mỉ, tươm tất

Dưới đây là danh sách những vật phẩm cần có trong mâm lễ gia chủ có thể tham khảo:

– 1 con gà trống, mình vàng, chân vàng

– 1 bộ tam sên bao gồm: tôm khô và trứng vịt luộc, thịt lợn luộc

– 1 đĩa xôi hoặc một bánh chưng

– 1 dĩa gồm 05 loại trái cây có hình tròn

– 1 chén gạo, 1 chén muối

– 3 ly nước trà

– 1 bát nước, 1 ly rượu trắng

– 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, bao gồm mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng

– 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền, 2 cây đèn cầy

– 5 cái oản đỏ

– Năm lá trầu, năm quả cau

– 9 bông hoa hồng đỏ

Tùy vào điều kiện kinh tế, các gia đình có thể điều chỉnh danh sách vật phẩm trên để phù hợp với mâm lễ cúng tại gia đình, địa phương mình.

Hướng dẫn cúng động thổ xây nhà chi tiết nhất:

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách cúng động thổ xây nhà:

Bước 1: Chọn ngày giờ khởi công xây nhà

Trong quá trình chuẩn bị cho lễ động thổ, việc chọn xem ngày xây nhà là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Việc lựa chọn ngày tháng năm và giờ tốt không chỉ đơn giản là việc chọn con số mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa tuổi của gia chủ và vận khí của không gian.

Theo truyền thống dân gian, ngày – tháng – năm – giờ tốt cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với tuổi của chủ nhà, để đảm bảo rằng năng lượng từ ngày khởi công sẽ đồng bộ và hỗ trợ cho quá trình xây dựng. Sự kết hợp này càng trở nên quan trọng khi kết hợp với tuổi của người đứng đầu gia đình hoặc người có trách nhiệm lớn trong dự án, giúp mang lại ý nghĩa và may mắn cho lễ cúng động thổ xây nhà.

Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng động thổ tươm tất

Khi đã chọn được ngày giờ tốt, bước tiếp theo là chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng động thổ – khởi công xây nhà. Lễ vật được sắp xếp trên một bàn nhỏ, tại vị trí trung tâm của khu đất, theo quan niệm cổ xưa là nơi linh hồn đất trời hội tụ. Gia chủ cần lựa chọn lễ vật một cách cẩn thận để thể hiện lòng trang nghiêm và sự tôn kính đối với thổ địa và thần linh. Bàn lễ cần được trang trí đẹp mắt, đầy đủ đèn nến, tạo nên không gian trang trọng và linh thiêng.

lễ động thổ

Buổi lễ khởi công – động thổ với sự góp mặt của gia đình và đơn vị thi công 

Gia chủ cũng cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng trong lễ cúng động thổ. Nhằm thể hiện sự trang trọng và lòng thành kính của gia chủ. Điều này giúp tạo ra một bầu không khí thiêng liêng và tôn nghiêm trong lễ cúng động thổ. Góp phần tăng thêm sự linh thiêng và may mắn cho việc xây dựng ngôi nhà mới.

Bước 3: Tiến hành làm lễ cúng động thổ

Thực hiện lễ cúng động thổ xây nhà là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà mới. Và cách thức thực hiện lễ cúng này có thể khác nhau tùy theo truyền thống và quan niệm của từng địa phương.

Tuy nhiên, để thực hiện lễ cúng động thổ xây nhà, gia chủ thường bắt đầu bằng việc đọc văn khấn cúng, tượng trưng cho sự khởi đầu mới của ngôi nhà. Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia chủ sẽ châm nến và đốt giấy vàng bạc, rải muối. Đồng thời tự tay động thổ bằng cách đào mảnh đất đã được chuẩn bị trước.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên giữ lại 3 hũ nhỏ chứa muối, gạo, nước để khi nhập trạch vào ngôi nhà mới, họ có thể đặt ở nơi thờ cúng Táo Quân. Điều này không chỉ giữ được sự truyền thống mà còn mang lại may mắn và bình an cho gia đình trong ngôi nhà mới.

Lễ cúng động thổ xây nhà không chỉ mang ý nghĩa lưu giữ truyền thống tốt đẹp mà còn thể hiện sự trân trọng đối với mảnh đất và mong muốn hòa hợp với thiên nhiên. Tổ chức nghi lễ đúng cách không chỉ góp phần gìn giữ giá trị văn hóa mà còn được tin rằng sẽ mang lại may mắn, suôn sẻ cho quá trình thi công và cuộc sống sau này của gia chủ tại ngôi nhà mới.

THẠC SĨ/ KỸ SƯ TRẦN HẢI SƠN

Tôi là Trần Hải Sơn - Founder/CEO của Công ty Kiến trúc & Xây dựng Thời Đại TIDI CONS. Với kinh nghiệm 14 năm trong lĩnh vực xây dựng và 11 năm điều hành công ty thực hiện hàng trăm dự án quy mô lớn, độ phức tạp cao, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các Quý chủ đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *