TRỌN BỘ KINH NGHIỆM XÂY NHÀ CHI TIẾT

Xây nhà là một trong những việc quan trọng nhất của đời người, nhưng xây như thế nào, cần chuẩn bị những gì để đỡ tốn kém và vất vả thì không phải ai cũng biết. Vì thế, TIDIARC chia sẻ trọn bộ kinh nghiệm xây nhà giúp bạn giải quyết những băn khoăn đó.

kinh-nghiem-xay-nha-cong-trinh-hoan-thien

Trọn bộ kinh nghiệm xây nhà chi tiết

Kinh nghiệm xây nhà: Lập kế hoạch xây nhà

“An cư lạc nghiệp” là chân lý muôn đời. Từ xưa đến nay việc xây nhà luôn là công việc quan trọng không kém chuyện “kiếm miếng cơm”. Đây là một trong những bước quan trọng nhất nhưng mọi người thường hay bỏ qua hoặc xem nhẹ, chủ yếu chỉ lên ý tưởng trong đầu sau khi nghe kinh nghiệm xây nhà của người khác mà không lập kế hoạch cẩn thận.

Trên thực tế, bước này sẽ là nền tảng để các bước tiếp theo được thực hiện. Nhu cầu xây nhà của mỗi người là khác nhau và cũng từng thời điểm mà chính người xây nhà sẽ có nhu cầu sửa chữa hoặc xây mới cho phù hợp.

kinh-nghiem-xay-nha-ke-hoach-xay-nha

Lập kế hoạch xây nhà là bước rất quan trọng

Xác định nhu cầu sử dụng

Đây là một trong những bước quan trọng nhất, là nền tảng cho các bước tiếp theo. Bạn cần phải xác định mục tiêu sử dụng của ngôi nhà mà mình sắp xây là gì, nó được dùng để ở, để vừa sinh sống vừa kinh doanh, để buôn bán hay cho thuê trọ, hoặc chỉ là nơi để nghỉ dưỡng khi đến tuổi hưu hoặc cuối tuần nghỉ làm muốn tìm nơi yên bình. 

Ngoài ra bạn cũng cần phải nghĩ đến những thay đổi trong tương lai như con lớn lên cần phòng riêng hoặc gia đình có thêm thành viên mới như con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại,…

Sau khi đã suy nghĩ về mục đích xây nhà, bạn nên cân nhắc về các nhu cầu cơ bản của gia đình bạn như diện tích xây dựng, số lượng phòng ốc, vị trí mỗi phòng, các tiện ích thêm như gara, sân vườn, hồ bơi, sân thượng,… để phù hợp với diện tích đất, quy mô gia đình, vị trí tọa lạc,…

Dự tính chi phí & kế hoạch tài chính

Các khoản mục chi phí xây nhà 

kinh-nghiem-xay-nha-chi-phi-xay-dung

Tính toán chi phí để chuẩn bị cho việc xây nhà

Chi phí tháo dỡ nhà cũ (nếu có): 

Đối với trường hợp xây nhà mới thì không cần quan tâm đến chi phí này nhưng nếu đó là nhà bạn mua cũ thì không thể không tính đến. Nhất là đối với những ngôi nhà quá cũ, không thể cải tạo lại thì phương án dỡ bỏ là phương án tối ưu. Đa số chúng ta thường bỏ qua chi phí này. 

Chi phí gia cố móng (nếu có): 

Phần móng là một bộ phận rất quan trọng của căn nhà vì nó chịu toàn bộ sức nặng của căn nhà. Nếu nhà của bạn được xây trên nền đất yếu thì nên tính đến khoản chi phí này. Chi phí gia cố móng có thể dao động từ vài chục triệu hoặc thậm chí đến hàng trăm triệu đồng tuỳ thuộc vào quy mô công trình và phương án kỹ thuật sử dụng. 

Chi phí xây dựng: 

Bao gồm 2 loại:

  • Chi phí xây dựng cơ bản (xây thô, đổ sàn và sơn nước)
  • Chi phí trang trí nội thất (hoàn thiện và trang trí sàn, trần, tường, thiết bị vệ sinh, đồ nội thất, thiết bị gia dụng… ) 

Chi phí xây dựng cơ bản được tính dựa vào số m2 xây dựng. Bạn nên tham khảo mức chi phí trên m2 của cùng loại nhà gần thời điểm xây nhất và trao đổi, khảo giá của các công ty xây dựng. Chi phí trang trí nội thất tùy vào tiềm lực tài chính của bạn.

Chi phí xin cấp phép xây dựng, làm hoàn công: 

Quá trình xin cấp phép xây dựng khá phức tạp và tốn thời gian. Nếu bạn không rõ về cách làm hoặc không có đủ thời gian để tự làm thủ tục xin cấp phép, hoàn công công trình thì rât nên thuê một đơn vị, cá nhân thực hiện. 

Tuy nhiên khi bạn uỷ quyền cho công ty xây dựng làm thủ tục xin cấp phép xây dựng, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khoảng 5 triệu đồng. 

Khác với những công ty xây dựng khác, Công ty xây dựng Thời Đại TIDIARC luôn có ưu đãi làm giấy phép xây dựng hoàn toàn miễn phí cho khách hàng.

Kiểm soát mức đầu tư, chi phí phát sinh 

Trong giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà, điều mà bạn cần quan tâm đó là hạn chế phát sinh chi phí ở mức thấp nhất. Chi phí phát sinh thường nằm ở các nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình hoàn thiện như gạch ốp lát hay sơn tường,… thêm vào đó là hệ thống điện, nước, kỹ thuật và nội thất.

Theo kinh nghiệm xây nhà của chúng tôi, gia chủ nên dự trù mức chi phí phát sinh vào khoảng 10 – 30% số tiền tổng mức đầu tư.

Kinh nghiệm xây nhà: Thiết kế nhà

kinh-nghiem-xay-nha-kien-truc-su

Bước thiết kế vô cùng quan trọng trong quá trình xây nhà

Thiết kế một ngôi nhà không phải như cách nhìn đơn giản của chúng ta mà nó còn vô vàn các chi tiết nhỏ cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhìn vào một bản thiết kế, bạn sẽ nắm được từng chi tiết nhỏ nhất tránh việc xây lên mới phát hiện điểm không hợp lý.

Hình thành ý tưởng trước khi xây nhà

Để có ý tưởng về kiến trúc và phong cách nội thất cho ngôi nhà của mình, bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân hoặc bạn bè. Tuy nhiên bạn phải biết chắt lọc, tránh trường hợp gom tất cả những cái đẹp của các ngôi nhà khác vào nhà mình, khiến ngôi nhà của bạn trở nên lộn xộn, không theo một phong cách nào. 

Bạn cũng có thể tích lũy kinh nghiệm xây nhà bằng việc tham khảo trên các trang web, mạng xã hội hoặc sách báo chuyên ngành để có kiến thức nhất định về các phong cách thiết kế và nội thất cơ bản, hoặc trực tiếp liên hệ công ty xây dựng để được tư vấn phong cách phù hợp.

Hoàn thiện bản hồ sơ thiết kế cùng kiến trúc sư 

Sau khi đã có ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà của bạn, bạn cần trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư. Kiến trúc sư đóng vai trò rất quan trọng giúp ngôi nhà của bạn có công năng phù hợp, có thẩm mỹ hơn. Đồng thời, họ cũng là người nhiều kinh nghiệm thiết kế và xây dựng thực tế, có thể lường trước các vấn đề để hỗ trợ bạn tốt hơn.

kinh-nghiem-xay-nha-lam-viec-voi-ki-su

Chia sẻ với kiến trúc sư về ý tưởng cho căn nhà của bạn

Kinh nghiệm xây nhà: Xin giấy phép xây dựng

Khi xây dựng nhà ở thì nhiều trường hợp chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng và phải có giấy phép trước khi khởi công. Trường hợp không có giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu bị phát hiện.

Các giấy phép pháp lý cần thiết

Những gì liên quan đến pháp luật đều là vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, bạn phải tìm hiểu về mặt pháp lý cũng như các thủ tục cấp phép xây dựng nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi tiến hành xây nhà, để xác minh quyền sở hữu của mình, tránh những rắc rối khi sử dụng nhà sau này. 

Ngoài ra, để được phép xây dựng, bạn phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), và được cấp phép xây dựng.

kinh-nghiem-xay-nha-thu-tuc-phap-ly

Hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi khởi công xây dựng

Quy trình lập hồ sơ xin phép xây dựng

Liên hệ Phòng quản lý Đô thị hoặc Ủy ban Nhân dân phường để được hướng dẫn chi tiết. Về cơ bản hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm: 

  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có công chứng) 
  • Bản vẽ thiết kế: thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước (với công trình cải tạo, sửa chữa phải có ảnh chụp hiện trạng)

Việc xin cấp phép xây dựng tùy từng trường hợp nhưng có thời gian dao động từ 1 – 2 tháng. Nếu không có người quen, nên khoán thẳng cho người nào làm dịch vụ ở phường hoặc quận để thuận lợi hơn.

Xử phạt khi vi phạm quy định

Khi xây nhà bạn cũng nên biết về quy định xử phạt khi vi phạm trong xây dựng nhà ở:

Mức xử phạt đối với việc xây dựng nhà ở vượt quá chỉ giới xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng và buộc tháo dỡ công trình xây dựng. 

Còn đối với vi phạm xây nhà mà không có giấy phép thì sẽ phạt tiền từ mức 3 – 5 triệu đồng đối với nhà ở nông thôn hoặc từ 15 – 20 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở thành thị.

Mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau: 

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở nông thôn; 
  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở đô thị; 
  • Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Kinh nghiệm xây nhà: Chọn nhà thầu thi công

Hiện nay có cả ngàn công ty xây dựng với đủ quy mô từ lớn tới nhỏ, làm sao để chủ đầu tư có thể đánh giá một nhà thầu uy tín khi chưa tiếp xúc và làm việc trực tiếp.

Hình ảnh và thương hiệu của nhà thầu không thể nào mua được bằng tiền, được xây dựng trên nền tảng con người và dịch vụ tốt với thương hiệu uy tín, có kinh nghiệm xây nhà lâu năm sẽ có ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.

>>> Xem thêm kinh nghiệm xây nhà TẠI ĐÂY

Tiêu chí chọn nhà thầu

Trình độ chuyên môn 

Để đảm bảo công trình được thi công đúng như thiết kế, bạn cần chọn lựa kỹ lưỡng nhà thầu có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nhất định. Những nhà thầu có thâm niên trong nghề, đã thực thi nhiều dự án, công trình với mức độ phức tạp khác nhau sẽ là lựa chọn ưu tiên. Nên yêu cầu nhà thầu cho bạn xem Hồ sơ năng lực công ty, Quy trình xây dựng, Hợp đồng mẫu, Cam kết và Bảo hành… 

Một gợi ý nhỏ cho bạn đó là nếu nhà của bạn đang muốn xây là nhà phố hoặc có quy mô, độ phức tạp không quá lớn, bạn nên chọn những nhà thầu có quy mô trung bình đang phát triển trên thị trường, vì trong giai đoạn này nhà thầu chú trọng việc phát triển thương hiệu, tiếp cận và tạo lập khách hàng, nên họ sẽ hoàn toàn chú tâm cho công trình của bạn hơn là những nhà thầu lớn.

kinh-nghiem-xay-nha-kinh-nghiem-xay-nha

Đội ngũ nhân sự giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành xây dựng

TIDIARC tự tin rằng với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, đã thiết kế thi công hơn 100 công trình biệt thự, chung cư, khách sạn và làm việc với hơn 300 khách hàng khác nhau. Với bề dày trình độ, kiến thức, kinh nghiệm đó, đảm bảo quý khách hàng có thể an tâm giao phó cho công ty thi công công trình của mình. Quý khách hàng sẽ nhận được công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ như cam kết.

Tiến độ thi công

Những công trình với quy mô khác nhau sẽ có thời gian thi công khác nhau. Thông thường thời gian thi công cho nhà phố hoặc nhà ở là 4 – 5 tháng. Với những công trình lớn hơn thì có thể lâu hơn, nếu bạn muốn tiến độ công trình nhanh hơn sẽ phải tăng thêm chi phí xây dựng.

Công ty xây dựng Thời Đại TIDIARC cam kết trong hợp đồng: sẵn sàng chịu phạt tài chính 1-2 triệu đồng/ngày nếu chậm tiến độ.

kinh-nghiem-xay-nha-lam-viec-sat-sao

Đảm bảo an toàn, tiến độ trong thi công

Giá cả

Đây là vấn đề lớn rất nhiều người quan tâm khi tìm kiếm nhà thầu. Tâm lý của đại đa số là sẽ đặt yếu tố giá cả lên hàng đầu để chọn đơn vị nhà thầu với mức giá thi công rẻ nhất. Tuy nhiên đó là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. 

Bởi nếu càng rẻ thì khả năng hiện tượng rút ruột công trình sẽ xảy ra. Nhiều công ty muốn thu hút khách hàng nên đã đưa ra mức giá rất rẻ, chất lượng kém, cắt giảm chi phí cho những hạng mục quan trọng như thuê giám sát, an toàn lao động… Do đó, không thể lựa chọn nhà thầu dựa vào mức giá rẻ nhất mà phải lựa chọn nhà thầu có mức giá phù hợp.

Một nhà thầu tốt không chỉ nằm ở tính chuyên môn, kinh nghiệm,  mà còn chú tâm đến những vấn đề con người, đó cũng là điều TIDIARC luôn tâm niệm. Vì thế, trước khi thi công luôn lắp đặt tường rào và biển công trình tránh rủi ro mất cắp, mất an toàn trong quá trình thi công. Đồng thời trong quá trình thi công, nhân viên thi công luôn được mặc đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý trong hợp đồng thi công

Trước khi ký hợp đồng với đơn vị thi công, bạn nên yêu cầu nhà thầu đưa ra các giấy tờ chứng minh về năng lực hoạt động, năng lực ngành nghề để tạo độ tin tưởng và đảm bảo chất lượng công trình.

Một trong những kinh nghiệm xây nhà “xương máu”, đó là trong hợp đồng, phải quy định rõ về giá cả, phương pháp thi công, thời gian thanh toán… cũng như các quy định an toàn lao động và bảo hiểm, quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương để đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.

kinh-nghiem-xay-nha-trao-doi-voi-kien-truc-su

Chủ đầu tư và công ty xây dựng cần trao đổi rõ các nội dung trước khi kí hợp đồng

Kinh nghiệm xây nhà: Giám sát & quản lý thi công

Có thể nói Giám sát là một trong những công việc quan trọng nhất. Công ty xây dựng Thời Đại TIDIARC là đơn vị thi công hiếm hoi trên thị trường có bộ Quy trình giám sát, kiểm soát chất lượng với Tiêu chuẩn của dự án cao cấp áp dụng cho xây nhà dân dụng.  

Giám sát có trách nhiệm: 

  • Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu. 
  • Kiểm tra vật tư có đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách như đã đặt hàng trước đó. 
  • Kiểm tra số lượng vật tư cần thiết có đủ cho tiến độ công trình. 
  • Thúc đẩy thi công nhằm bảo đảm tiến độ. 
  • Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động.
kinh-nghiem-xay-nha-giam-sat-thuong-xuyen

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng công trình

Lập nhật ký thi công công trình

Để có thể quản lý thông tin cũng như tiến độ của công trình một cách dễ dàng và chính xác, nhà thầu cần phải lập nhật ký thi công công trình cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Nếu có nhà thầu phụ tham gia thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thoả thuận với nhà thầu phụ về việc lập nhật ký thi công xây dựng đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

kinh-nghiem-xay-nha-nhat-ki

Viết nhật ký thi công để báo cáo cho công ty và chủ đầu tư

Nội dung chủ yếu của Nhật ký thi công xây dựng bao gồm:

  • Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết…..), số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu huy động, các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày,
  • Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công (nếu có).
  • Các kiến nghị của nhà thầu, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
  • Ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công của các bên có liên quan.

Một số điểm quan trọng cần kiểm tra khi thi công

Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình

Được xây dựng theo các quy định pháp luật hiện hành. 

Kiểm tra năng lực nhà thầu 

  • Kiểm tra năng lực của đội thi công xây dựng. 
  • Kiểm tra nguồn gốc – chất lượng của các thiết bị phục vụ công tác thi công có đảm bảo an toàn hay không. 
  • Kiểm tra, giám sát quy trình quản lý chất lượng công trình của bộ phận thầu thi công. 

Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng 

Kiểm tra quá trình thi công 

Tại TIDIARC, tiến độ công việc luôn được cập nhật hàng ngày tới chủ đầu tư qua nhóm Zalo

  • Đơn vị giám sát thi công phải hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu 
  • Nếu phát hiện sai sót về thiết kế hoặc thi công thì phải liên hệ chủ nhà để báo cáo ngay và cùng phối hợp với nhà thầu để chỉnh sửa kịp thời. Trường hợp các vấn về, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công cũng như vậy. 
  • Một nội dung cần thực hiện tốt, liên quan đến yếu tố đạo đức đó là công tác thực hiện an toàn lao động.

Tại TIDIARC, các chỉ huy trưởng/cán bộ kỹ thuật luôn thực hiện chế độ báo cáo hằng ngày bằng hình ảnh đến chủ đầu tư hoặc lắp đặt camera để chủ đầu tư tiện theo dõi.

Kinh nghiệm xây nhà: Tiến hành xây dựng

Chuẩn bị mặt bằng

Từ bước này, trách nhiệm công việc sẽ thuộc về nhà thầu xây dựng, tuy nhiên chủ nhà cũng cần biết rõ để có thể kiểm soát được chất lượng và thời gian thi công. Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi. 

Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng, bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (nếu cần thiết). 

Việc gia cố nền hiện tại có hai hình thức chủ yếu là ép cọc tre hoặc ép cọc bê tông. Cọc tre thường là các đoạn tre dài 2 – 2,5m, ép bằng búa tạ xuống nền đất với mật độ khoảng 30 cọc/m2. Mục đích của việc ép cọc tre là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, tạo một điểm tỳ cho phần móng nhà.

Ép cọc

Đối với các khu đất làm trên ao hồ lấp: Để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép. Cọc bê tông cốt thép cho nhà dân thường là loại có tiết diện 200×200 hoặc 250×250, mỗi đoạn dài từ 2 – 3m, bao gồm một đoạn thân và một đoạn mũi cọc.

Khi ép cọc xuống đất: Do địa chất nền đất không đồng đều, nên có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên xảy ra hai tình huống là ép âm và ép dương. Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương. Chủ nhà cần yêu cầu nhà thầu làm bản cam kết tiêu chuẩn vật tư như đã định.

Quá trình ép cọc cũng là một trong số những công đoạn quan trọng, vì nếu nhà thầu không có kinh nghiệm tốt, ép cọc không cẩn thận có thể gây nứt cho các nhà xung quanh. Với kinh nghiệm xây nhà dày dặn, TIDIARC luôn áp dụng các biện pháp thi công tốt nhất sao cho không ảnh hưởng, gây nghiêng nứt tới các nhà xung quanh.

kinh-nghiem-xay-nha-ep-coc

Chuẩn bị ép cọc

Móng nhà

Quá trình thi công định vị trong các công trình của TIDIARC luôn sử dụng máy móc máy trắc đạc, thủy bình, laser và định vị. Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành (tùy thuộc vào kinh phí và loại công trình mà chọn móng nhà). 

Đối với trường hợp ép cọc bê tông, thì đổ các đài móng để liên kết các đầu cọc, các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ khung vững chắc thông qua các dầm móng. Để xây dựng được móng nhà chắc chắn, bền vững với thời gian, đơn vị xây dựng bắt buộc phải có kĩ thuật tốt và chuyên môn vững vàng. Song song với đó, kinh nghiệm xây nhà dày dặn cũng giúp họ có thể đánh giá và xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng thuận lợi hơn.

Thi công khung thô

Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà. Hiện nay, mặc dù công nghệ xây dựng ngày càng phát triển, nhiều loại vật liệu mới ra đời, nhưng bê tông, cốt thép và gạch vẫn là những vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ dụng nhất.

Hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính: 

  • Cột nhà (để truyền lực xuống đất), 
  • Dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), 
  • Bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), 
  • Tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch),
  • Cầu thang, là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà. 

TIDIARC luôn sử dụng cốp pha ván phủ phim kết hợp cây chống giáo nêm và xà gỗ thép hộp đảm bảo vững chắc trong quá trình đổ bê tông và tạo thẩm mỹ cao cho bề mặt bê tông cột dầm, sàn. 

Ngoài ra, chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong thi công các loại sàn có kết cấu đặc biệt (sàn bóng, sàn hộp Ubox, sàn Deck, sàn Bê tông nhẹ…) cho bạn nhiều lựa chọn về kết cấu cho công trình, phù hợp từng điều kiện thi công và yêu cầu về kiến trúc.

kinh-nghiem-xay-nha-trat-tuong

Tiến hành thi công hoàn thiện công trình

Thi công hoàn thiện 

Kết thúc phần thô thì công trình đã hoàn thành được 70%. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, bước này đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ. 

Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét… 

kinh-nghiem-xay-nha-hoan-thien-nha

TIDIARC Áp dụng Quy trình nghiêm ngặt cho mọi công trình

Ở giai đoạn này TIDIARC đặc biệt tỉ mỉ và kỹ lưỡng, chúng tôi áp dụng Tiêu chuẩn nghiệm thu và công tác hoàn thiện vô cùng nghiêm ngặt, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng như các dự án cao cấp. 

Kinh nghiệm xây nhà: Nghiệm thu, hoàn công công trình

Nghiệm thu công trình

Khi bàn giao nhà ở là chủ nhà, nhà thầu xây dựng và nhà tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng. 

Nghiệm thu nhà ở còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Hợp đồng, bản vẽ thiết kế và những thỏa thuận của hai bên là cơ sở pháp lý để công tác nghiệm thu được diễn ra.

kinh-nghiem-xay-nha-ban-giao-cong-trinh

Bàn giao công trình cho chủ nhà

Hoàn thành công trình

Hồ sơ hoàn công là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng cấp sổ hồng cho bạn vì vậy đây được xem là bước quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, gia chủ cần chuẩn bị kỹ hồ sơ xin xác nhận hoàn công bao gồm:

  • 1 bản chính giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu
  • 1 bản sao giấy phép xây dựng nhà (có chứng thực) kèm theo 1 bản sao bản vẽ thiết kế xây dựng (không cần chứng thực)
  • 2 bản chính bản vẽ hiện trạng hoàn công
  • 1 bản sao hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y hoặc biên lai thu xây dựng.)

Hoàn thiện nội thất

kinh-nghiem-xay-nha-hoan-thien-ban-giao

Lắp đặt, trang trí nội thất cho căn nhà

Quá trình xây nhà kết thúc cũng là lúc mua sắm đồ đạc cho nhà mới. Nếu như gia đình có điều kiện thì dùng đồ đắt tiền, thiết kế riêng. Đối với gia đình ít điều kiện hơn thì có thể dùng lại đồ dùng gia đình trước đó hoặc có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn, không nhất thiết phải mua tất cả trong một lần nếu không đủ khả năng tài chính

Ngoài ra, khi về nhà mới thủ tục nhập trạch cũng vô cùng quan trọng, cần phải làm cẩn thận, đúng nghi thức để tổ tiên, thần linh phù hộ cho gia đình ăn nên làm gia, an khang thịnh vượng.

TIDIARC tự hào là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, đã và đang thực hiện hàng trăm dự án lớn, nhỏ từ Bắc vào Nam. Trong đó có chuỗi biệt thự Vinhome Riverside, tổ hợp nghỉ dưỡng Flamingo, chuỗi khách sạn cao cấp Phố cổ Hà Nội…. cùng nhiều công trình nhà ở tư nhân khác. Với Bộ Quy trình Thi công & Giám sát chuẩn Dự án Cao cấp và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến các công trình chất lượng, thẩm mỹ nhất tới khách hàng.

Mọi nhu cầu về thiết kế hoặc thắc mắc về các vấn đề trong thi công xây dựng, mời quý khách hàng tham khảo thêm tại mục DỊCH VỤ hoặc liên hệ trực tiếp với TIDIARC để nhận tư vấn và báo giá chi tiết.

TIDIARC – Đem quy trình thi công và giám sát chuẩn dự án cao cấp vào ngôi nhà của bạn. 

THẠC SĨ/ KỸ SƯ TRẦN HẢI SƠN

Tôi là Trần Hải Sơn - Founder/CEO của Công ty Kiến trúc & Xây dựng Thời Đại TIDI CONS. Với kinh nghiệm 14 năm trong lĩnh vực xây dựng và 11 năm điều hành công ty thực hiện hàng trăm dự án quy mô lớn, độ phức tạp cao, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các Quý chủ đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *