Làm thế nào để hạn chế rủi ro phát sinh chi phí khi xây nhà?

Xây nhà là một dự án lớn đòi hỏi sự đầu tư tài chính đáng kể. Do đó, việc hạn chế rủi ro phát sinh chi phí là vô cùng quan trọng để đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ và không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả giúp bạn hạn chế rủi ro phát sinh chi phí khi xây nhà:

chi phí xây nhà

Để hạn chế phát sinh chi phí cần lưu ý

Tôn trọng thiết kế và tuân thủ dự toán ban đầu

Để hạn chế “vỡ ngân sách”, bạn cần đảm bảo lập kế hoạch chi tiết, bao gồm thiết kế, dự toán chi phí cho từng hạng mục, và tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch. Việc thay đổi thiết kế đột ngột hoặc phát sinh nhu cầu mới trong quá trình thi công là nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện. Hãy kiên định với kế hoạch đã đề ra, chỉ điều chỉnh khi thực sự cần thiết và đảm bảo tính hợp lý.

Cần tìm hiểu và thống nhất rõ ràng đối với bảng dự toán liên quan đến các chủng loại vật tư, vật liệu, thiết bị. Tôn trọng thiết kế và tuân thủ dự toán, định mức; không thêm, sửa đổi hạng mục sẽ giảm thiểu chi phí phát sinh ở góc độ chuyên môn.

Tuân thủ pháp lý là nền tảng vững chắc

Hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ. Việc vi phạm các quy định về xây dựng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phạt tiền, buộc tháo dỡ công trình,… ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tiến độ thi công.

chi phí xây nhà

Cần đảm bảo mọi thủ tục về pháp lý được hoàn thành trước khi xây dựng

Chuẩn bị sớm vật liệu

Giá vật liệu xây dựng luôn tăng, ít khi giảm, chính vì thế chuẩn bị sớm hạng mục này sẽ giảm được rủi ro chi phí phát sinh do tăng giá. Ở phần thô, với các loại vật liệu thép, xi măng, đá, cát, gạch xây, chủ nhà nên ký hợp đồng cung cấp trọn gói hết công trình với giá ở thời điểm ký.

Với các loại vật liệu, thiết bị hoàn thiện, cần đặt hàng sớm để có giá tốt và tránh hết hàng. Các loại vật tư, thiết bị có kích thước không lớn như ổ cắm, mặt hạt công tắc, dây điện, đèn, vòi chậu, vòi sen… có thể mua trước cất ở nhà.

Tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường, so sánh giá cả của các nhà cung cấp uy tín để lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp với thiết kế và dự toán. Lên kế hoạch mua sắm vật liệu theo từng đợt phù hợp với tiến độ thi công, tránh lãng phí và hư hỏng do bảo quản không đúng cách.

Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp

Nếu chủ nhà tự thực hiện việc quản lý dự án thì nên tận dụng, khai thác sự tư vấn của nhà chuyên môn (kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng) để thực hiện công việc hiệu quả và quản lý tài chính tốt.

giấy phép xây dựng

Các nhà thầu xây dựng có kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp bạn giải quyết

Nên sử dụng (thuê) giám sát công trường chuyên nghiệp có chuyên môn và sức khỏe. Như vậy có thể tốn kém hơn một chút (định lượng được) so với tự giám sát nhưng thực tế hiệu quả cao hơn rất nhiều ở cả góc độ chuyên môn xây dựng, tiến độ và chi phí phát sinh (không định lượng được) và giảm sự vất vả, mệt mỏi cho chủ nhà.

Thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn

Đây là những yếu tố quan trọng cho chất lượng công trình và tiến độ thi công. Nếu không thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình có thể bị ảnh hưởng lâu dài, hay phải chỉnh sửa, làm lại ở ngay thời điểm đó – gây phát sinh. An toàn lao động không chỉ tránh chi phí phát sinh rất không mong muốn mà còn làm cho công trình đúng tiến độ, và mang lại cảm giác thoải mái bình an cho gia chủ trong quá trình xây dựng và ở sau này.

Chìa khóa trao tay – giải pháp hoàn hảo

Hợp tác với nhà thầu uy tín thi công trọn gói theo mô hình “chìa khóa trao tay” giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh chi phí. Với bản hợp đồng ký trọn gói theo một mức giá thỏa thuận từ đầu sẽ triệt tiêu hầu hết các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Để thực hiện phương thức này, gia chủ cần tìm hiểu rõ năng lực và uy tín của đơn vị thi công, cũng như cần hiểu kỹ quy trình làm việc, bản thiết kế và bảng dự toán.

>> Xem thêm 14 khoản tiền cần chuẩn bị trước khi xây nhà TẠI ĐÂY

giấy phép xây dựng

Dự phòng tài chính khoảng 5-10%

Quản lý tài chính thông minh với quỹ dự phòng

Dự trù đầy đủ chi phí cho tất cả các hạng mục, bao gồm cả chi phí dự phòng cho những trường hợp phát sinh ngoài dự kiến. Vì thế, trong mọi trường hợp chủ nhà cần cân đối tài chính và nên có một quỹ dự phòng để cho các chi phí phát sinh. Quỹ dự phòng này có thể dao động 5-20% tùy theo phương thức thi công, hoàn cảnh cụ thể và tình hình thị trường; và nên đặt riêng ra, không để trong chi phí xây dựng công trình.

Cũng cần tính toán tới việc mua sắm đồ đạc gia dụng trong ngôi nhà mới, tránh tình trạnh “dốc hết vốn” xây nhà mà thiếu tiền phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Xây dựng nhà ở là một hành trình dài đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng và tuân thủ kỷ luật. Hãy áp dụng những bí quyết vàng trên đây để biến việc xây nhà trở thành trải nghiệm thú vị và trọn vẹn, biến ngôi nhà mơ ước thành hiện thực mà không lo lắng về vấn đề phát sinh chi phí.

THẠC SĨ/ KỸ SƯ TRẦN HẢI SƠN

Tôi là Trần Hải Sơn - Founder/CEO của Công ty Kiến trúc & Xây dựng Thời Đại TIDIARC. Với kinh nghiệm 14 năm trong lĩnh vực xây dựng và 11 năm điều hành công ty thực hiện hàng trăm dự án quy mô lớn, độ phức tạp cao, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các Quý chủ đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *